QCVN VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CAO

QCVN VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CAO – MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CAO TẠI NƠI LÀM VIỆC

NỘI DUNG QCVN 21:2016/BYT

National Technical Regulation on High Frequency Electromagnetic – Permissible Exposure Level of High Frequency Electromagnetic Intensity in the Workplace

QUY CHUẨN VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ CAO

I. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng 1:

Bảng 1. Mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc

Điện từ trường tần số cao (1)

Tần số

Cường độ điện trường (E) (V/m)

Cường độ từ trường (H) (A/m)

Mật độ dòng năng lượng (P) (W/cm2)

Thời gian trung bình cho các phép đo (phút)

3KHz-65KHz

614

24,6

– (2)

6

>65KHz-1MHz

614

1,6/f(3)

– (2)

6

>1MHz-10MHz

614/f(3)

1,6/f(3)

– (2)

6

>10MHz-400MHz

61

0,16

10

6

>400MHz-300GHz

61

0,16

10

6

Chú thích:

(1) Các giá trị cường độ điện trường và cường độ từ trường tại nơi làm việc có thể có được từ các giá trị lấy mẫu trung bình theo không gian trên một vùng có diện tích danh nghĩa 30cm x 30cm.

Giá trị cho phép của các thông số điện từ trường tần số cao là giá trị được lấy trung bình trong 6 phút bất kỳ của ngày làm việc.

(2) Trong phạm vi các dải tần số này, việc đo mật độ dòng năng lượng theo đơn vị này là không phù hợp.

(3) f là tần số tính bằng MHz.

2. Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc được quy định tại bảng 2.

Bảng 2. Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc

Tần số

Mật độ dòng năng lượng (W/cm2)

Thời gian tiếp xúc cho phép trong 1 ngày

Ghi chú

10MHz – 300GHz

 10

8 giờ

 

> 10 đến 100

>100 đến 1000

2 giờ

20 phút

Thời gian làm việc còn lại trong ngày, mật độ dòng năng lượng không vượt quá 10W/cm2

3. Mức cho phép đối với dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc qua cơ th không vượt quá các giá trị quy định tại bảng 3.

Bảng 3. Mức cho phép đối với dòng điện cảm ng và dòng điện tiếp xúc qua cơ th của điện từ trường tần số cao (1)

Tần số

Dòng điện cảm ứng (mA)

Dòng điện tiếp xúc (mA)

Qua cả hai chân

Qua từng chân

3KHz  100KHz

>100KHz – 100MHz

>100MHz – 300MHz

2000 f(3)

200

1000 f(3)

 100

1000 f(3)

100 (2)

Chú thích:

(1) Các phép đo dòng điện cảm ứng qua cơ thể người được lấy trung bình trong 6 phút bất kỳ và dòng điện tiếp xúc được lấy trung bình trong 1 giây bất kỳ. Giới hạn dòng điện này có thể không đủ bảo vệ chống các phản ứng và bỏng đột ngột gây ra do phóng điện quá độ khi tiếp xúc với vật mang điện.

(2) Mặc dù các tiêu chuẩn khác nhau đưa ra các dòng điện tiếp xúc của điện từ trường tần số cao lớn nhất đối với các tần số trên 300MHz, nhưng hiện nay chưa th thực hiện được các phép đo cao hơn tần số này.

(3) f là tần số tính bằng MHz.

II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Phương pháp đo điện từ trường tần số cao thực hiện như sau:

1. Nguyên tắc chung

Đo, đánh giá điện từ trường tần số cao tại các nguồn phát và các vị trí lao động mà người lao động có tiếp xúc.

2. Yêu cầu thiết bị đo

Thiết bị đo phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường và các yêu cầu sau:

– Ăng ten máy đo: Sử dụng các loại máy đo có anten bắt được các loại sóng điện từ tần số cao;

– Dải đo: Tối thiểu

+ Cường độ điện trường: 0,1 V/m- 2000V/m

+ Cường độ từ trường: 0,1A/m- 30A/m.

+ Mật độ dòng năng lượng: 0,1 µW/cm2 – 2000 µW/cm2

– Độ nhạy tối thiểu của máy:

+ Cường độ điện trường: 0,01V/m;

+ Cường độ từ trường: 0,01 mA/m;

+ Mật độ dòng năng lượng: 0,01µW/cm2

3. Kỹ thuật đo

– Trước khi đo cần khảo sát để nắm được tần số, công suất của máy phát;

– Xác định vị trí đo: tủ máy phát sóng, các khớp nối cáp dẫn sóng, bàn làm việc, khu vực đi lại;

– Đo  độ cao 0,5m, 1m, 1,5m cách nền nhà, lấy kết quả trung bình;

– Bật máy, hướng ăng ten của máy vào cực có công xuất phát tối đa và hướng có cường độ trường lớn nhất. Đo trong 6 phút. Ghi kết quả hin thị trên máy vào biên bản đo hiện trường.

Nguồn: Công báo chính phủ